Cyanide là gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Người ăn phải măng có hàm lượng cyanide cao, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Làm sao biết bị ngộ độc?
Tùy hàm lượng cyanhydric nhiều hay ít trong măng mà mức độ ngộ độc nặng nhẹ khác nhau.
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng thì co giật, cứng hàm, duỗi cứng, co giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng nữa
sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vậy nên xử lí làm sao đây?
Thấy nạn nhân có biểu hiện thì nên làm nạn nhân ói ra ngay. Dùng mọi cách như móc họng, uống thật nhiều nước, dùng thuốc nôn,...Nếu ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo ngay. Sau đó gọi điện cho trạm cấp cứu gần nhất để đưa nạn nhân đi.
Làm sao đề phòng?
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét