Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Chào mừng các bạn đến blog của mình. Blog của mình dành cho mọi người, học sinh, sinh viên, trẻ em (nếu chúng muốn)...Tưởng dễ mà ko phải dễ nghe. Mình cũng bận học lắm, nên có bạn nào có bài viết liên quan đến chủ đề của chính mình yêu thích, thì gửi bài vào mail cho mình. Nói chung hơi rắc rối, có gì đọc cẩm nang sử dụng blog he

25 thg 12, 2011

Tìm hiểu những trường đại học danh tiếng: Oxford University

Viện Đại học Oxford là một viện đại học tại thành phố Oxford, Anh. Đây là viện đại học cổ nhất trong các
nước nói tiếng Anh. Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Viện Đại học Oxford là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới. Trường đã có 48 người đạt Giải Nobel trên cương vị các cựu sinh viên,các giáo sư giảng dạy.
Viện Đại học Oxford có 39 trường đại học (college), mỗi trường có một cấu trúc và hoạt động riêng. Người đứng đầu chính thức của Viện Đại học Oxford là một viện trưởng danh dự, là một nhà chính trị xuất sắc được Hội đồng đại học của viện đại học bầu suốt đời. Hội đồng đại học Oxford gồm những người có bằng thạc sỹ. Viện phó của viện đại học được bầu nhiệm kỳ 4 năm và là người đứng đầu bộ phận điều hành của Viện Đại học Oxford. Thành phố Oxford đã trở thành một trung tâm học thuật quan trọng từ cuối thế kỷ 12 trở đi. Các giáo sư từ châu Âu lục địa đã đến và định cư tại đây và công tác giảng dạy đã được bắt đầu từ năm 1117. Trong một thời gian cuối thế kỷ 12 việc Viện Đại học Paris trục xuất các giáo sư nước ngoài đã khiến nhiều học giả bỏ nước Pháp đến định cư tại Oxford. Năm 1209, do cuộc xung đột của sinh viên trường và dân thành thị, một số viện sỹ của trường đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Viện Đại học Cambridge.

Lịch sử
Viện Đại học Oxford là viện đại học đầu tiên thành lập ở Anh vào khoảng thế kỷ 13. Niên đại chính xác không rõ nhưng sử ghi là năm 1201 có tuyển vị viện trưởng (chancellor) đầu tiên. Năm 1231 thì universitas được công nhận là một công hội với một công ước riêng.
Viện Ðại học Oxford thành lập với mục đích chính là đào tạo tu sĩ và linh mục cho Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Nhiều dòng tu như dòng Đa Minh, dòng Phanxicô, và dòng Carmel tụ tập gần trường, cung cấp chỗ ở cho các tu sinh trọ học. Mục đích đào tạo tu sĩ được theo đuổi cho đến khi phong trào Kháng cách nổi lên vào thế kỷ 16 thì truyền thống giáo dục ở Oxford mới đổi hướng.
Các môn học nguyên thủy là bảy môn nhân văn. Phải mất bảy năm mới học xong bảy môn nhân văn. Sau đó mất ba năm nữa học ba môn triết: luân lý, trừu tưởng và thiên nhiên học; và 2 môn ngôn ngữ: Hipri và Hy Lạp. Học xong ba năm này thì được cử nhân. Sau đó học giả có thể chọn ngành học chuyên môn. Có thể học Luật hay Y học, nhưng trổi hơn hết là học Thần học. Tính cả thảy phải hết 13 năm mới học xong tất cả. Ðó là lối giáo dục thời Trung Cổ tại Oxford, cũng như tại Âu châu. Cho nên sinh viên ở thời Trung Cổ hầu hết vẫn là các tu sĩ và một số khác là thuộc con nhà vua chúa giàu có và uy quyền.
Sự hình thành của Oxford không phải không có trở ngại trong thời gian đầu. Sinh viên sớm sinh sự với các người dân làng qua các vụ cãi lộn đánh nhau. Sự bất hoà này bùng nổ thành một bi thảm vào ngày lễ mừng Thánh Scholastica mồng 10 tháng Hai năm 1354. Trận đánh đã gây ra cái chết bi thảm của 62 sinh viên và số còn lại bị đuổi ra khỏi thành phố. Một ngày lễ đã trở thành một ngày đổ máu trong lịch sử Viện Đại học Oxford.
Khi Oxford vừa thành lập những sinh viên đến học họ thường cư trú tại các nhà trọ hay với dân làng, hoặc một nhóm mướn nhà ở chung. Tuy họ cư trú rãi rác khắp thành phố nhưng họ đều là thành viên của Viện Đại học Oxford. Lúc này chưa có các trường đại học nội trú.
Hệ thống các trường đại học nội trú Oxford có thể nói là do sự xuất hiện của các tu sĩ dòng Ðaminh. Cũng trong thế kỷ 13 dòng Ðaminh chuyên môn về giáo dục đã đặt chân đến đất Oxford để trao dồi khiến thức qua học hành và huấn giáo. Họ cho các sinh viên cư trú chung, nhưng sau một thời gian sự cư trú chung không thể tồn tại được bởi hai lối sống quá khác biệt. Cho nên các trường nội trú đời được thành lập riêng, giống như bên trường Pari. Ðó là sự hình thành các trường đại học nội trú. Ðiều này cũng nói lên Oxford càng ngày càng phát triển.
Bên cạnh sự bành trướng của các trường đại học Oxford chung quanh cái thành phố nho nhỏ nằm cạnh sông Thames, đại học Oxford ngay từ ban đầu đã cống hiến cho cho xã hội Anh Quốc biết nhiêu nhân tài như Parley, John Lock vân vân. Oxford không chỉ nổi tiếng về văn hoá lỗi lạc mà còn mang nặng tính chất sâu đậm về tôn giáo. Chính nơi đây vào thời Cải Cánh, ba giáo sĩ lừng danh Anh giáo là tổng giám mục Cranmer và hai giám muc Latimer và Ridley đã bị thiêu sống trên cọc tại Oxford dưới bàn tay nữ hoàng Mary thứ Nhất. Câu chuyện này vẫn truyền kể lại cho du khách ngày qua ngày cho tới hôm nay.
Oxford còn là nơi nảy sinh ra đạo Giám lý (Methodist), người sáng lập là hai anh em John và Charles Wesley. Cũng chính nơi đây đã tảo ra phong trào gọi là Phong Trào Oxford. Phong trào Oxford là một phong trào ở thế kỷ 19 của một nhóm người Anh Giáo tại Oxford muốn phục hồi lại những giáo lý truyền thống Công giáo trong giáo hội Anh giáo. Phong trào gồm ông John Keble, John Henry Newman và Edward Pusey. Họ hoạt động bằng cách truyền đơn. Phong trào nhấn mạnh về đặc tính của bí tích và tông đồ giáo hội, về linh mục, về thăng tiến phụng vụ của truyền thống Công giáo, phục vụ người bần cùng và khuyến kích thành lập càc dòng tu nam nữ Anh giáo - mở đường cho các dòng tu Anh giáo ra đời trên toàn lãnh thổ. Phong trào sinh hoạt khoảng 10 năm và giải tán khi Newman đã quyết định rời Anh giáo và gia nhập đạo Công giáo năm 1845. Ngoài ra còn có nhiều nhóm tôn giáo khác cũng đã và đang hoạt động tại đây. Tóm lại, văn hóa tại đây bay bướm bao nhiêu thì tôn giáo cũng thăng tiến con người sống đạo bấy nhiêu.
Hiện nay đại học Oxford có cả thảy 45 trường độc lập. Có trường lớn như Trinity College, Christ Church, Merton College và có trường nhỏ thì gọi là Hall chảng hạn như St Edmund’s Hall vân vân. Trong các trường đời này vẫn còn các trường của các nhà tu như trường của các tu sĩ Biển Ðức: St Benet’s Hall, trường của các tu sĩ Ðaminh: Blackfriars Hall, trường của các tu sĩ Phaxico: Greyfriar, trường của các tu sĩ dòng Tên: Campion Hall.
Các sinh viên cư trú riêng tại mỗi trường của họ và học riêng nhưng có một vài đều họ làm chung. Tất cả sinh viên chưa tốt nghiệp đều đi thi tại Trường Thi (Examination Schools) và nhận bằng tốt nghiệp tại nhà hát Sheldonian.
Năm học tại đây có ba kỳ mỗi kỳ học chỉ có 8 tuần không hơn không kém. Kỳ một gọi là kỳ Michaelmas; kỳ hai gọi là Hilary; kỳ ba gọi là Trinity. Ngoài kỳ học chính thức ra các sinh viên vẫn có thể ở lại Oxford để tự học.
Các thuyết trình tại Oxford còn có lợi ích cho sinh viên rất đáng kể. Tất cả các bài thuyết trình được thông báo cho tất cả các sinh viên, do đó sinh viên nào cần cù ham học sẽ tiếp thu được nhiều môn trong mọi lĩnh vực.
Ðại học Oxford còn có thư viện nổi tiếng Bodleian. Ðây là một trong số ít các thư viện lưu chiểu của Vương quốc Anh, nhận được tất cả các sách xuất bản tại nước này. Không giống như thư viện Cambridge, thư viện Bodleian trung tâm không cho mượn sách. Sách chỉ được đọc tại thư viện thành viên chẳng hạn như tại Radcliffe Camera, bởi thế không có tình trạng không thấy sách mình muốn, dĩ nhiên là các sách xuất bản tại Anh. Tuy vậy ngoài thư viện chính Bodleian này ra Oxford còn có các thư viện nhỏ tại từng khoa hoặc phân viện, tại các thư viện nhỏ này sách có thể mượn về.
Sinh viên Oxford đến từ năm châu. Các sinh viên có bằng tốt nghiệp rồi muốn học thêm một bằng nữa thì dễ xin vào hơn bởi vì họ thích những sinh viên có ngòi bút cứng rắn và bay bướm.
Cuộc sống tại đây nhộn nhịp và lý thú. Ngoài học hành ra các sinh viên có thể tham gia các nhóm sinh hoạt khác nhau như thể thao đủ loại, hay tham gia các nhóm tôn giáo hoạt động tông đồ hay thăng tiến tôn giáo mình qua các cuộc đàm luận.
Ðường phố Oxford luôn luôn tấp nập những khuôn mặt đầy sức sống của thanh niên nam nữ. Thêm vào đó những toà nhà cổ có nhiều chóp nhọn làm cho cả thành phố khác hẳn. Bởi thế Oxford có biệt danh là thành phố mơ mộng. Vào những ngày Chúa nhật cả thành phố oanh ỏi với những tiếng chuông chiều ngân vang đây đó khiến cho bầu không khí Oxford vui nhộn, tưởng nhớ lại một thời xa xưa khi mọi người già trẻ đã lần theo tiếng chuông tiến tới thánh đường để quỳ gối cảm tạ ngày hồng ân của Chúa. Những tiếng chuông chiều quen thuộc này tuy không còn có sức thu hút bao nhiêu nhưng cũng nói lên rằng Oxford là một thành phố Thiên Chúa Giáo.
Hôm nay Oxford vẫn là nơi đào tạo các tu sĩ nam nữ và linh mục. Các sinh viên tại đây thường các giám mục Anh giáo nhắc nhở rằng: học hành không chỉ để giúp tìm nghề nghiệp nhưng qua học hành chúng ta thấy được ý nghĩa và chân giá trị của cuộc sống con người. Học hành là đi tìm sự khôn ngoan. Nhưng chúng ta đừng để cho sự khôn ngoan của ta đạt được chỉ phục vụ cho chính bạn thân nhưng cần dùng sự khôn ngoan này để phục vụ anh em bạn bè, hàng xóm và xã hội. Qua phục vụ chúng ta có thể tự hào với Ðấng Khôn ngoan, Ðức Kitô, người hằng truyền cho chúng ta: ‘anh em hãy yêu mến nhau như Thầy yêu thương anh em.’

Cấu trúc tổ chức

Đại học Oxford là dạng đại học gồm nhiều trường hợp lại, có thể xem như là một liên hiệp gồm 39 trường đại học "con" (college) và 7 "trường tư" (hall), các trường này đều tự quản, nhưng có một bộ phận quản lí chung đứng đầu bởi Phó Giám đốc. Các khoa chuyên ngành cũng nằm tập trung trong cơ quan này mà không lệ thuộc vào bất kì một trường nào cả. Các bộ môn tổ chức nghiên cứu, hỗ trợ giảng dạy, tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo. Chương trình học và giáo án chung cũng do bộ môn tự biên soạn. Các trường con sẽ dựa vào đó mà tổ chức dạy cho sinh viên. Các thành viên của một bộ môn làm việc ở các trường khác nhau. Tuy rằng một số trường có môn thế mạnh của mình, nhưng nhìn chung các trường có rất nhiều ngành học chuyên môn.
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chẳng hạn thư viện có ở nhiều cấp: có thư viện trung tâm (Bodleian), thư viện khoa (ví dụ thư viện khoa Anh ngữ, khoa Sinh học...), thư viện trường, các thư viện này đều là thư viện tổng hợp.

 Cấp quản lí trung ương

Đứng đầu trường là hiệu trưởng, nhưng cũng như các trường đại học Anh quốc khác, chức vụ hiệu trưởng chỉ là chức vụ danh nghĩa, hiệu trưởng được bầu bởi hội đồng trường đại học, là tổ chức gồm tất cả các thành viên đã tốt nghiệp của trường, và giữ chức vụ cả đời. Hiệu trưởng không trực tiếp quản lí công việc của trường.
Người đứng đầu thực sự là phó hiệu trưởng, dưới phó hiệu trưởng là 5 phó khác phụ trách các mảng công việc riêng như: giáo vụ, nghiên cứu, kế hoạch và cơ sở vật chất, phát triển và đối ngoại, nhân sự.
Hội đồng trường đại học là cơ quan bao gồm phó hiệu trưởng, các trưởng khoa và các thành viên khác được bầu bởi đại hội đồng trường, và có quan sát viên của hội sinh viên. Đại hội đồng trường bao gồm 3700 thành viên của trường gồm cả thành phần học thuật và thành phần quản lí, hành chính. Đại hội đồng có quyền hạn thảo luận và thông báo các quy định, chính sách được hội đồng đề xuất. Trường Oxford cũng như Cambridge là những trường duy nhất có cách thức quản lí dân chủ độc đáo này.
Hai tổng giám thị được bầu luân phiên hàng năm từ hai trong số các trường thành viên chịu trách nhiệm quản lí các ngành ở cấp đại học. Tất cả các giáo sư của trường được gọi là các giáo sư biên chế của trường đại học Oxford. Những người này rất có ảnh hưởng đối với chương trình sau đại học.
Các khoa, bộ môn, viện nghiên cứu được tổ chức thành 4 phân ban, có người đứng đầu riêng và có bộ máy riêng được tạo ra bằng bầu cử. Đó là phân ban nhân văn, phân ban khoa học xã hội, phân ban toán lí và khoa học về sự sống, phân ban y khoa.

 Trường thành viên

Các trường thành viên của đại học Oxford đều có cấu trúc và hoạt động riêng. Tất cả các học viên và phần lớn các giáo sư đều trực thuộc một trường nào đấy. Người đứng đầu một trường này có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào mỗi trường như warden, provost, principal, president, rector, master, dean.
Các trường này tổ chức Hội nghị các trường để thảo luận công việc và giải quyết các vấn đề quản lí chung.
Các trường này ngoài việc tạo điều kiện ăn ở cho sinh viên còn tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội, nghỉ ngơi giải trí cho các học viên. Các trường cũng tự nhận sinh viên hệ đại học và tổ chức dạy học. Hệ sau đại học thì thuộc về trách nhiệm của bộ môn
Giảng dạy và bằng cấp
Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.
Các học viên sau đại học thì thường được hướng dẫn thông qua các buổi lên lớp và các hội thảo, nhưng tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu cá nhân.
Trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thi và cấp bằng. Để đạt văn bằng cấp độ 1 học viên phải vượt qua 2 kì thi. Kì thi thứ nhất gọi là kì thi sơ khảo thường tổ chức vào cuối năm học thứ nhất hoặc sau 2 học kì đối với học viên ngành luật, 5 học kì đối với các ngành nhân văn cổ điển. Kì thi thứ hai tổ chức vào cuối khóa học. Các thí sinh sẽ nhận bằng danh dự hạng nhất, hạng hai hoặc hạng ba tùy theo kết quả của kì thi này. Trường cũng cấp văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở tất cả các môn nào có giảng dạy ở bậc đại học.

 Năm học

Mối năm học được chia ra 3 học kì căn cứ theo nội quy trường: học kì Michaelmas từ tháng 10 đến tháng 12, học kì Hilary từ tháng 1 đến tháng 3, học kì Trinity từ tháng 4 đến tháng 6.
Trong các học kì đó, hội đồng trường sẽ quyết định mỗi năm sẽ có 8 tuần gọi là Full Terms, là thời gian dạy cho cấp đại học, thời gian 8 tuần là ngắn hơn nhiều so với các trường đại học Anh quốc khác, do vậy học viên buộc phải học rất nhiều trong các kì nghỉ (Giáng sinh, Easter và kì nghỉ dài).
Thời gian trong học kì được xác định dựa vào thời điểm bắt đầu học kì, tức là tuần bắt đầu của Full Terms gọi là tuần thứ nhất, tuần kết thúc là tuần thứ tám.
 Đây là web của trường (nếu bạn giỏi tiếng Anh): 
http://www.ox.ac.uk/

Sách hay nè: Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế

 Giới thiệu với các bạn đang cần tìm cho mình 1 phương pháp học tập tốt hơn, có ý chí, Muốn trở thành 1 học sinh xuất sắc quyển "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế". Sách được viết bởi 1 thiên tài (theo mọi người là vậy), đạt điểm số hầu như chỉ thấy 10,10, 10 và 10....Đừng quá lo lắng về chuyện làm sao bắt trước được 1 thiên tài như thế. Vì cách đây chỉ khoảng 16 năm, tác giả của quyển sách đó thậm chí bị gọi là "đần độn", "hết thuốc chữa",...Đúng vậy! Chú Adam Khoo tài năng của bây giờ mà độ 16 năm trước chỉ là 1 kẻ chểnh mảng, học hành bê bết, chỉ toàn xơi "trứng" và "ngỗng". Đến nỗi bố mẹ của Adam phải than rằng Thật không biết phải làm sao với con trai chúng tôi. Nó được gởi đi học thêm khắp nơi mà vẫn làm bài thi tệ hại. Chúng tôi tự hỏi sau này nó có làm nên trò trống gì không nữa.
 Nhưng chỉ nhờ 1 khóa học 5 ngày mà đã thay đổi được cậu bé. Từ một kẻ đứng gần chót trường trở thành 1 học sinh đứng nhất trường!!!! Vì thế hãy yên tâm là tác giả thấu hiểu bạn đến như thế nào. Sách được viết lời dẫn đầu bởi Tony Buzan và Ernest Wong. Trong sách hướng dẫn bạn nhiều về cách sử dụng sơ đồ tư duy (mind map), cách đọc nhanh,.... Gía bây giờ là :110.000đ/quyển. Đừng do dự, lựa được quyển sách đó như là lấy được 1 tinh hoa đúc kết 16 năm trời. Sách ra lâu rồi nhưng có thể vẫn có nhiều người chưa biết.

Cây thông Noel siêu đẹp từ dây ruy băng

Chỉ cần một cây thông nhỏ xinh cũng đủ mang không khí giáng sinh về đó các bạn ạ!
****Chuẩn bị những "đạo cụ" này nhé:
 
 
  
 
 
- Một miếng xốp hình chóp
- Vải dạ xanh lá
- Ruy băng màu: xanh lá, đỏ, kim tuyến
- Ghim, kéo, keo, nơ trang trí
Đến phần hành động này: >:D<
 
 
 
 
Bước 1:
- Cắt vải dạ xanh thành tấm tròn kích thước bằng với phần đáy của miếng xốp hình chóp rồi dùng keo dán vào đáy miếng xốp.
Nếu không có miếng xốp hình chóp, bạn có thể mua miếng xốp vuông về rồi cắt tạo hình nha!
 
 
Bước 2:
- Tiếp theo, cắt ruy băng xanh lá và đỏ thành các đoạn bằng nhau để làm lá thông nghen.
 
 
Bước 3:
- Sau đó, gập đôi các đoạn dây ruy băng và dùng ghim cố định lại.
 
 
Bước 4:
- Giờ thì ghim các đoạn ruy băng lên miếng xốp. Chúng mình ghim từ dưới đáy lên và cứ 1 hàng xanh thì xen kẽ với 1 hàng đỏ ná!
 
Bước 5:
- Cắt thêm các đoạn ruy băng kim tuyến rồi cuốn quanh thân viết chì tạo độ xoắn ốc. Sau đó, dùng keo gắn cố định các đoạn ruy băng kim tuyến vào chiếc nơ và gắn lên đỉnh của cây thông Noel nha!
Vậy là chúng mình đã có 1 cây thông Noel mini thật xinh xắn rùi nè!
 
 
 

Đặt trên bàn học hay giá sách trang trí đều rất dễ thương đó!

 
 
 


Một số mẫu cây thông mini từ ruy băng khác cho bạn tham khảo nè.****

Chuyên mục giáng sinh 2011: 10' cho vòng hoa giấy origami trang trí Noel

Rất đơn giản và xinh xắn nha!
****Chuẩn bị những "đạo cụ" này nhé:
- Các tấm giấy màu vuông cạnh 15cm
- Kéo, bút, thước, keo
 
 
Đến phần hành động này: >:D<
 
 
 
Bước 1:
- Đầu tiên, chúng mình chia giấy màu thành các phần với tỉ lệ như hình bên.
Tùy vào kích thước vòng hoa lớn hay nhỏ mà bạn thay đổi kích thước các tấm giấy cho phù hợp nghen.
 
 
Bước 2:
- Tiếp theo, gập hai góc trên (mặt trái) của tấm giấy vào như thế này nhé!
 
 
Bước 3:
- Sau đó, gập cạnh dưới của tấm lên theo đường kẻ ngang ở bước 1. Rồi lật mặt sau của tấm lại và gập mép 2 tam giác nhỏ ở hai bên vào như thế này nghen.
 
 
Bước 4:
- Giờ thì gập cạnh dài phía dưới của tấm chồng lên trên 2 tam giác nhỏ vừa gấp. Tiếp đó, bạn gấp đôi hình theo 2 đường song song dọc tấm đã chia ở bước 1.
 
Bước 5:
- Khi gập xong, bạn sẽ có sản phẩm như hình bên. Tương tự, chúng mình gập thêm nhiều tấm màu sắc khác nhau rồi gài và dán nối lại thành vòng hoa nhé
Làm thêm dòng chữ “Merry Christmas” và gắn thêm móc treo nữa là hoàn thành rùi!
 
 
Treo ở cửa trang trí đẹp lắm nhé!
 
 
 
 
 
 
Cùng tham khảo một số mẫu vòng hoa origami khác nha!
 
 
 
 
Với cách gập vòng hoa này, chúng mình còn có thể làm chiếc vòng mini làm mặt dây chuyền độc đáo lắm đó!****

Chuyên mục giáng sinh 2011: Bánh muffin chocolate phủ đầy tuyết đón Noel

****Các chiếc bánh muffin thơm ngon này nhìn cực giống những gốc cây ngày đông phủ đầy tuyết luôn teen ạ!
 
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Bột bánh: 120gr bột mì, 3 lòng đỏ trứng, 105gr đường, 135gr bơ, 30gr bột ca cao, 3gr bột nở, 10ml sữa
- Topping: 200ml sốt chocolate, 200ml kem tươi
- 10gr đường bột
- Khuôn bánh muffin
- Đồ trang trí bằng giấy: hình ông già Noel, cây thông, người tuyết… 

Đến phần hành động này: >:D<
 
 


Bước 1:
- Đầu tiên, cho bơ và trứng vào tô lớn.


Bước 2:
- Cho ca cao, bột mì và bột nở vào rồi trộn đều hỗn hợp nha!


Bước 3:
- Tiếp theo, cho thêm sữa tươi vào trộn đến khi hỗn hợp có dạng sệt như hình bên.


Bước 4:
- Đổ hỗn hợp trên vào những khuôn giấy xinh xắn rồi cho vào lò nướng 30 phút ở 170 độ C.
Chú ý các bạn chỉ đổ đầy đến 2/3 khuôn thôi nha!


Bước 5:
- Trong lúc chờ bánh chín, chúng mình đánh bông các nguyên liệu làm topping lên và cho vào tủ lạnh nghen.


Bước 6:
- Khi bánh chín, phủ phần topping lên trên. Đặt nhẹ dao lên bề mặt topping rùi nhấc nhẹ lên để tạo vẻ sần sùi cho giống các gốc cây mùa đông nè.


Bước 7:
- Rây đường bột lên bề mặt topping cho giống tuyết phủ nha!

Bước 8:
- Giờ thì tới lúc trang trí những hình ông già Noel, chú tuần lộc... xinh xắn lên bánh rồi đấy!
Xem thành phầm của chúng mình lung linh chưa này!
 
 
Những chiếc bánh muffin phủ đầy tuyết đón Noel về nè.
 
 
 
 
Xinh xắn và ngọt ngào lắm nhé!
 
 
Bày lên bàn tiệc Giáng Sinh là "chuẩn không cần chỉnh" luôn nha!****

Chuyên mục giáng sinh 2011: Du ngoạn văn hóa ẩm thực đến nơi ở của ông già tuyết

****Cùng đón chuyến xe tuần lộc đến đất nước của rừng và tuyết trắng để thưởng thức bữa tiệc đêm Noel nhé!
Từ rất lâu, Phần Lan đã được biết đến là ngôi nhà của ông già Noel. Đất nước thuộc vùng Nordic ở cực Bắc của địa cầu này không hẳn sở hữu một nền ẩm thực xa hoa nhưng có rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khiến bất cứ du khách nào cũng muốn dừng chân nếm thử. Đặc biệt nhất trong số đó, phải kể đến những món ăn truyền thống của ngày Lễ Giáng Sinh rồi!
Giống như hầu hết các nước phương Tây khác, người Phần Lan ăn bánh mì rất nhiều. Trong đêm Noel, họ thường dùng bánh mì táo (omenalimmpu) thay vì bánh mì thông thường. Loại bánh mì này có hương thơm dịu đặc trưng của táo và chỉ sử dụng lúa mạch đen, bột mì nguyên hạt để làm nên. Lúa mạch đen cũng là nguyên liệu để chế biến nên loại bánh mì truyền thống thơm ngon của Phần Lan nữa đó!
Bánh mì táo đặc trưng cho bữa ăn đêm Noel ở Phần Lan, bánh có vị thơm dịu mát của táo, bột mềm và có vị chua nhẹ đặc trưng của lúa mạch đen.
Một điều hay ho nữa là người Phần Lan cũng ăn cháo nhé! Trong bữa ăn đêm Noel, họ ăn cháo như một món ăn nhẹ tương tự súp vậy. Tuy nhiên, loại cháo truyền thống của Phần Lan không đơn thuần được nấu bằng gạo thông thường mà bằng một loại gạo có dạng dẹt và ngắn, dẻo hơn gạo tẻ nhưng không dính và thơm bằng gạo nếp của mình đâu. Gạo này sẽ được nấu với sữa, bơ đến khi nhừ, khi ăn cho thêm hoa quả (thường là các loại dâu hoặc táo, lê, đào) hay quả hạch hoặc nho khô, mùi vị rất thanh mát. Trong ngày Lễ Giáng Sinh, người Phần Lan thường ăn loại cháo này với bột quế trộn đường.
Cháo Giáng Sinh (joulupuuro) là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người Phần Lan nhé!
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới gà tây nhồi - món ăn truyền thống của mọi đất nước phương Tây trong đêm Giáng Sinh trên bàn tiệc. Gà tây để nguyên con nướng vàng với các loại nguyên liệu như: thịt, hành tây, cà rốt, nho khô... được nhồi bên trong luôn khiến cho bữa tối Giáng Sinh trở nên ấm áp hơn.
Gà tây là món ăn không thể thiếu rồi.
Bên cạnh gà tây nhồi thơm ngon béo ngậy, người Phần Lan còn thưởng thức món thịt muối cổ truyền. Một tảng thịt muối to đặt giữa bàn ăn sẽ được cắt thành những lát nhỏ cho mọi người ăn kèm sốt mù tạt là đặc điểm không thể thiếu trong bữa ăn đêm Noel tại đất nước này.
Thịt muối được cắt lát ăn cùng với sốt mù tạt rất ngon nhé!
Thịt tuần lộc cũng là một món ăn phổ biến trong dịp này. Thông thường, món này thường được nấu thành súp cùng khoai tây, cà rốt... và ăn cùng bánh mì.
Súp tuần lộc thơm ngon ăn kèm với bánh mì.
Mùa đông lạnh lẽo, chẳng gì ấm áp hơn một ly glögi ở đất nước tuyết trắng phủ dày. Nếu như tại một vài quốc gia châu Âu khác, rượu trứng là thức uống thường thấy trong mùa Noel thì ở Phần Lan, glögi lại là số một. Đây là một loại thức uống có vị chua ngọt dịu của chanh, cam nhưng đượm mùi thơm của quế, hồi. Ở Hà Lan, ngày nay glögi được pha sẵn, bán trong siêu thị và khi uống chỉ cần đun sôi lên thôi nhé! Để thêm vị cho glögi, người ta dùng loại đồ uống này với nho khô và hạnh nhân nữa đó!
Glögi ấm nóng xua tan bớt cái lạnh mùa đông.
Cuối cùng, để kết thúc bữa ăn, người Phần Lan sẽ thưởng cho mình những chiếc bánh ngọt chong chóng (torttu) thơm ngon. Loại bánh này có hình chong chóng rất bắt mắt, bột bánh giống như “bột ngàn lớp” vậy, khi nướng sẽ nở bung ra. Thông thường, người ta sẽ cho mứt hoa quả vào giữa bánh để làm nhân. Đây là một loại mứt rất đặc, ngọt vừa và có mùi thơm đặc trưng của mận. Bánh trước khi nướng thường được quét một lớp trứng mỏng và khi chín rồi thì phủ một lớp đường bột.
Torttu ngọt thơm mời gọi bạn khi kết thúc bữa ăn thịnh soạn.
Không ồn ào và hoa lệ như Pháp hay Ý, ẩm thực Phần Lan gần gũi và bình dị nhưng cũng đủ quyết rũ biết bao người khi đặt chân đến vùng đất của tuyết và rừng này. Những món ăn Giáng Sinh kể trên chỉ là một phần trong số rất nhiều món ăn “hay ho” của Phần Lan thôi đó! Đất nước của ông già Noel đón Giáng Sinh cũng “thơm ngon” lắm đấy chứ nhỉ?!****

19 thg 12, 2011

Ăn măng cẩn thận, coi chừng ngộ độc nha

Nguyên nhân nà:
 Cyanide là gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Người ăn phải măng có hàm lượng cyanide cao, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
 Làm sao biết bị ngộ độc?
Tùy hàm lượng cyanhydric nhiều hay ít trong măng mà mức độ ngộ độc nặng nhẹ khác nhau.
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
  Trường hợp nặng thì co giật, cứng hàm, duỗi cứng, co giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng nữa 
 sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
  Vậy nên xử lí làm sao đây?
 Thấy nạn nhân có biểu hiện thì nên làm nạn nhân ói ra ngay. Dùng mọi cách như móc họng, uống thật nhiều nước, dùng thuốc nôn,...Nếu ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo ngay. Sau đó gọi điện cho trạm cấp cứu gần nhất để đưa nạn nhân đi.
  Làm sao đề phòng?
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.

16 thg 12, 2011

Mẹo học bài tốt hơn nè!

 Học bài nói chung ko khó, cái chính là bạn phải hiểu mình cần học như thế nào, nắm được cái gì. Mình "nghiên cứu" kĩ rồi. Mình đưa ra một số môn và cách học nhé^^:

  
Toán: môn này thường có nhiều bạn yếu lắm. Dù nhiều khi công thức thuộc làu làu, nhưng khi làm bài, gặp những bài cùng dạng nhưng biến thể đi một chút là hoang mang ngay. Hoặc tương tự là những bài hình, nhìn hình mà nhiều khi rối cả mắt, vẽ khó, dấu hiệu nhận biết khó...Đừng lo lắng quá, mình cũng từng là học sinh cực kì yếu toán đó.
 Lời khuyên: Với toán đại số thì nên làm thật nhiều bài tập (tất nhiên những dạng bài tập nào có công thức thì nên học thật thuộc công thức). Làm nhiều BT cho đến khi bạn làm thật nhuyễn, nhìn vào là nhận ra dạng liền. Hãy làm hết bt trong SGK, các bài tập cô cho. Sau đó mua thêm sách về ngồi giải. Mình cũng rất ngại mỗi khi nhìn vào những con số trong bài toán, nhưng bạn cứ thử đi, càng làm càng thấy hay hay... riết rồi nghiền luôn đó! Những thứ bạn cần để tự học đại số nè: một quyển vở 200 trang, máy tính casio, sách bài tập toán (nhớ kèm phần giải, nhưng nhớ là chỉ đề kiểm tra chứ ko phải nhìn vô đó chép đáp án nhé), bút chì (sai dễ sửa), một quyên chuyên để tra cứu công thức toán.
   _Với toán hình thì nhớ công thức là việc cực cực kì kì quan trọng. Ko nhớ là coi như ngồi đơ mặt ra hà. Bạn cũng phải làm thật nhiều bài tập, vì những câu cuối thường là câu khó, làm nhiều mới quen. Học thuộc công thức + làm thật nhiều BT= bạn sẽ khá lên nhiều đó (học hình như đại thôi). Tập vẽ hình cho chuẩn nghe^^

 Tiếng Anh: môn này cũng có số lượng  anti ko kém toán nghe. Với tiếng Anh học công thức ko kém quan trọng, học từ cũng vậy. Cho nên bạn phải vững công thức và từ thì mới học tốt được. Mua sách truyện ngắn bằng Tiếng Anh về đọc đề tăng vốn từ, mua đĩa về luyện nghe. Đọc nhiều cũng là cách giúp bạn làm bài thi tốt hơn, vì sẽ có nhiều mẫu câu giúp bạn hiểu cách dùng từ. Mua sẵn 1 quyển từ điển là việc ko thể thiếu, mua của Oxford là tốt nhất đấy. Nhưng hãy chọn loại Elementary (sơ cấp). Đừng bực bội vì từ điển gì mà giải nghĩa băng tiếng Anh ko thì sao hiểu gì được, như vậy mới giúp bạn cải thiện vốn từ cực nhiều đó, luyện cả khả năng đọc-hiểu mà. Đọc nhiều mẫu câu+làm=OK!


   Ngữ văn: môn này ko khó nhưng thật nhàm...Mình công nhận. Phần luyện từ còn đỡ chứ phần làm văn dám vắt kiệt óc ra mới nghĩ thêm 1 câu. Về môn này hầu như ko có yếu, chỉ có lười...Vì nó quá dễ! Đọc văn mẫu nhiều và cảm nhận là cách để ngấm được chất lãng mạn của văn...Haizz. Làm đoạn văn thì phải hiểu tính chất yêu cầu của nó là gì