Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Chào mừng các bạn đến blog của mình. Blog của mình dành cho mọi người, học sinh, sinh viên, trẻ em (nếu chúng muốn)...Tưởng dễ mà ko phải dễ nghe. Mình cũng bận học lắm, nên có bạn nào có bài viết liên quan đến chủ đề của chính mình yêu thích, thì gửi bài vào mail cho mình. Nói chung hơi rắc rối, có gì đọc cẩm nang sử dụng blog he

25 thg 1, 2012

Tìm hiểu võ thuật:: Vịnh Xuân Quyền

Hôm nay mình và các bạn cùng tìm hiểu thêm 1 môn võ nữa nhé: Vịnh Xuân Quyền. Đây là 1 môn phái khá nổi tiếng, Lý Tiểu Long là đệ tự của phái này đấy! Kể từ sau khi Lý Tiểu Long thành danh, môn phái này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, hàng chục võ đường ở khắp nơi, thu nhận hàng triệu đệ tử.
 Vịnh Xuân Quyền ( hay còn gọi là:Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen, Wingchun-kuen) có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm  tỉnh  Phúc Kiến,  Trung Quốc. Một số người cho rằng môn phái này thành lập ko dưới 400 năm nhưng theo đa số thì đã có mặt khoảng từ 2 thế kỷ trước và bắt nguồn từ phong trào Phản Thanh Phục Minh. Về sau thì môn phái này du nhập đến các nước láng giềng và cả phương Tây.
   Dù sao thì  lịch sử hình thành môn phái vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn. Có nhiều thuyết đưa ra về sự hình thành của môn phái, tuy nhiên, tất cả đều thống nhất rằng phái ra đời từ phong trào Phản Thanh Phục Minh ở Hoa Lục. Vì lịch sự hình thành chỉ được truyền miệng bởi các truyền nhân nên độ chính xác cũng ko cao. Người thì bảo thế này, người thì bảo thế kia. Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là của Đại Tôn sư Vịnh Xuân Diệp Vấn truyền lại: tên gọi môn phái bắt nguồn từ tên gọi của vị tổ sư Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của Nghiêm Nhị, học trò Ngũ Mai lão sư thái. Sau đó Nghiêm Vịnh Xuân truyền lại cho chồng là Lương Bác Trù. Lương Bác Trù phát triển môn phái và đặt tên là Vịnh Xuân Quyền (ko rõ phải do vị tổ sư là con gái nên mọi người thường nói đây là võ đàn bà, con gái hay ko).
Một số học thuyết về lịch sử môn phái đã nhấn mạnh vai trò sáng tổ của các nhân vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa dưới ngọn cờ khôi phục Minh triều thông qua việc chiết tự tên môn phái. Theo đó, chữ Xuân 春 được hiểu bao gồm 3 chữ Đại (大), Thiên (天) và Nhật (日) (ánh sáng bao la khắp gầm trời) ngầm ý chỉ nhà Minh (明), và chữ Vĩnh (永) với ý nghĩa mãi mãi, hoặc chữ Vịnh (詠) có ý nghĩa ca ngợi.
  Một thuyết nữa là võ được một vị cao tăng của chùa Thiếu Lân là Chí Thiện sáng chế ra. Sau khi chùa bị nhà Thanh đốt, ông đi ở ẩn. Tại nơi đó, ông phát triển ra những kĩ thuật đánh (gần giống Thái Cực Quyền)nhưng biên độ nhỏ hơn và tăng tốc độ dần dần lên cho đến khi  thành môn võ Vịnh Xuân Quyền.
  Về đặc điểm thì hiếm khi nào người ta thấy một môn võ mà chỉ hình thành đơn giản dựa trên vài ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và 1 bài mộc nhân thung. Thế nhưng Vịnh Xuân Quyền không mang tính hình thức. Không như các môn võ khác là dạy đấm thế này thì phải đỡ ra sao. Mà cái này hoàn toàn dựa vào tính linh hoạt của môn sinh. Môn sinh phải biết áp dụng vào thực tế các đòn thế một cách linh họạt, nhanh nhẹn và đúng lúc. Nói chung là cần sự sáng tạo khi chiến đấu.
Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất "đại đồng tiểu dị" với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm "xả kỷ tòng nhân" (quên mình theo người), "thính kình" (nghe lực), "tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm côn và đao; và các bài luyện tập trên mộc nhân trang.
Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ.  Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền.
     Mình chỉ viết đến đây thôi nhé! Vì đây chỉ là giới thiệu cứ không đi  chuyên sâu, nếu có bạn yêu cầu,mình sẽ viết hẳn 1 bài đi sâu vào kỹ thuật, lời thiệu....
    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét